Danh sách côn trùng, sâu bọ sẽ là đồ ăn thiết yếu của tương lai

Sâu bướm, mối, ấu trùng bướm đêm... có thể sẽ là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng trong tương lai.


TIN HOT KHÁC



Khi dân số thế giới đang tiến gần đến con số 8 tỷ người thì việc giải quyết nhu cầu ăn uống sẽ ngày một khó khăn hơn. Ngày càng có nhiều chuyên gia khẳng định rằng trong tương lai, con người phải tiêu thụ các loài côn trùng để tồn tại.

Vào đầu năm nay, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) đã công bố một báo cáo có tựa đề “Côn trùng ăn được : Triển vọng tương lai cho thực phẩm và chức năng”. Bản công bố đã chỉ ra những lợi ích về sức khỏe và môi trường bắt đầu bằng một chế độ ăn uống bổ sung bằng côn trùng.

1. Sâu bướm Mopane

Sâu bướm Mopane là giai đoạn ấu trùng của sâu bướm hoàng đế (Imbrasia belina) được tìm thấy chủ yếu ở miền Nam châu Phi. Sâu bướm Mopane là nguồn cung cấp protein quan trọng cho hàng triệu người dân bản địa Nam Phi. Hàng năm, việc thu hoạch sâu bướm Mopane được coi là một nghành công nghiệp triệu đô, đem lại thu nhập đều đặn cho phụ nữ và trẻ em.


Sâu bướm Mopane ngoài thiên nhiên.

Theo truyền thống, sâu bướm Mopane thường được đun sôi trong nước muối sau đó đem phơi khô. Sâu bướm thành phẩm có thể được sử dụng trong vài tháng mà không cần bảo quản lạnh và là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho người dân.


Thành phẩm phơi khô của sâu bướm Mopane.

Theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng mà sâu bướm Monape cung cấp còn cao hơn thịt bò. Một gói sâu bướm Monape 100g cung cấp 31mg sắt, trong khi đó 100g thịt bò khô chỉ cung cấp 6mg sắt mà thôi. Ngoài ra, theo FAO, sâu bướm Monape còn là một nguồn cung cấp đáng kể các chất kali, natri, canxi, phốt pho, magie, kẽm, mangan, đồng.

2. Mối



Để thoát khỏi tình cảnh những con mối đang hàng ngày gặm nhấm nhà của bạn, hãy áp dụng phương pháp của người dân Nam Mỹ và châu Phi sau đây. Đó là tận dụng chất dinh dưỡng của loài côn trùng này bằng cách chiên, phơi khô hoặc hấp trong lá chuối.

Theo các chuyên gia, mối chứa đến 38% protein, một loài mối đặc biệt ở Venezuela với tên khoa học Syntermes aculeosus còn có thể chứa 64% protein. Ngoài ra, mối cũng rất giàu sắt, canxi, axit béo thiết yếu và các axit amin như tryptophan.

3. Ấu trùng bướm đêm



Là món ăn "khoái khẩu" của thổ dân Úc, ấu trùng bướm đêm mang nhiều chất dinh dưỡng đặt biệt. Khi ăn sống, ấu trùng bướm đêm có vị như hạnh nhân, còn khi nướng trong than nóng, ấu trùng bướm đêm có vị như thịt gà nướng. Theo các nhà khoa học, ấu trùng bướm đêm chứa nhiều các axit oleic với chất béo không bão hòa đơn Omega - 9.


Ấu trùng bướm đêm có thể ăn sống.

Mặc dù có nhiều loài ấu trùng bướm đêm khác nhau nhưng theo nhiều người, ấu trùng của loài sâu bướm Endoxyla leucomochla là "chuẩn" nhất. Các ấu trùng này được người dân thu hoạch từ dưới lòng đất, nơi chúng sống nhờ vào rễ của cây bạch đàn và cây keo đen.

4. Châu chấu Chapulines



Châu chấu Chapulines là một loài châu chấu thuộc chi Sphenarium và được dùng làm thức ăn rộng rãi trên toàn miền Nam Mexico. Châu chấu ở đây thường được rang với tỏi, nước cốt chanh, muối hoặc với bột ớt khô. Theo nhiều nghiên cứu, loài châu chấu được xác định chứa đến 70% protein.



Các nhà khoa học lưu ý rằng, việc thu hoạch châu chấu làm thực phẩm là một biện pháp hữu hiệu để thay thế việc phun thuốc trừ sâu trên các cánh đồng. Điều này không chỉ loại bỏ được những nguy hiểm đến môi trường do thuốc trừ sâu gây ra mà còn cung cấp cho người dân địa phương nguồn dinh dưỡng và thu nhập cao từ việc bán châu chấu.

5. Mọt cọ châu Phi

Là một món ăn phổ biến trong nhiều bộ lạc ở châu Phi, sâu đục cọ được dân bản xứ thu nhặt từ những thân cây cọ. Với chiều dài cơ thể khoảng 10cm và chiều ngang 5cm, loài mọt cọ rất dễ chiên vì cơ thể có nhiều chất béo dù chưa qua chế biến.






Trong một báo cáo vào năm 2011 của tạp chí khoa học cho biết loài mọt cọ châu Phi là nguồn cung cấp một số chất dinh dưỡng như kali, kẽm, sắt và phốt pho, cũng như một số axit amin và không bão hòa đơn lành mạnh và các axit béo không bão hòa.

6. Bọ xít

Tên của loài bọ xít có vẻ không phù hợp với những sáng tạo về ẩm thực nhưng loài này lại đang được tiêu thụ nhiều trên phạm vi châu Á, Nam Mỹ và châu Phi. Bọ xít được xác định là loài côn trùng giàu những chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kali và phốt pho.


Bọ xít trong tự nhiên.

Loài bọ xít khi gặp nguy hiểm thường tiết ra một mùi hôi rất độc hại. Chúng thường không được ăn sống nếu đầu hoặc bộ phận tiết mùi hôi không bị bỏ đi. Bọ xít còn có thể được chế biến bằng cách rang, hoặc ngâm trong nước và phơi khô.


… và trong món ăn.

Ngoài ra, nước có chất hôi của bọ xít sẽ mang tác dụng như một loại thuốc trừ sâu giúp đuổi mối tránh xa căn nhà của bạn.

7. Sâu bột


Sâu bột được nuôi nhiều ở vùng ôn đới.

Sâu bột là ấu trùng của bọ cánh cứng và là loài côn trùng duy nhất được phương Tây tiêu thụ. Phát triển mạnh trong môi trường khí hậu ôn đới, loài sâu này được nuôi ở Hà Lan để làm thức ăn cho con người và gia súc.


Một loại bánh được làm bằng sâu bột.

Giá trị dinh dưỡng mà sâu bột đem lại là rất lớn bao gồm đồng, natri, kali, sắt, kẽm và selen. So với thịt bò, sâu bột cung cấp hàm lượng protein tương đương nhưng nhiều hơn về hàm lượng các chất béo không bão hòa.


Related

tin-tuc 4977132928212007678

Bài Đăng Mới Nhất

lazada.vn

Facebook

item