Rùng mình những kiểu hành hình thời Trung Cổ
http://nong247.blogspot.com/2014/04/rung-minh-nhung-kieu-hanh-hinh-thoi.html
Đây đều là những hình phạt đáng sợ nhất trên thế giới mà bất kỳ ai nghe được cũng đều sợ hãi và ghê rợn.
Treo lộn ngược
Phương pháp này được sử dụng để tra tấn và hành quyết tử tội bị kết án sử dụng ma thuật, giết người, ngoại tình, trộm cắp, thường được sử dụng thời Đế chế La Mã ở châu Âu và một số quốc gia khác ở châu Á.
Tử tội sẽ bị treo ngược trên một cái giá nhằm làm chậm quá trình mất máu trong khi đao phủ tra tấn nhục hình như cắt từng bộ phận người từ háng trở lên hay xẻ dọc thân người một cách chầm chậm trong nỗi đau đớn tột độ của nạn nhân và niềm kinh hãi, khiếp đản của người chứng kiến.
Theo sử sách, nhà tiên tri thành Judah Isaiah sống vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên đã bị hành quyết theo án hình này.
Tứ mã phân thây
Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Nạn nhân nổi tiếng: Kinh Kha.
Đóng đinh lên thập tự:
Đóng đinh lên thập tự là một trong những hình thức tra tấn khủng khiếp và dã man nhất thời cổ xưa, kéo dài suốt thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, chủ yếu diễn ra ở các đế chế Seleucid, Carthaginian, Ba Tư và La Mã cổ đại. Tù nhân bị kết án sẽ bị buộc hoặc đóng đinh lên cây thập tự và bỏ mặc để “gặm nhấm” nỗi đau cho đến chết. Chưa hết, xác họ sẽ không được đem chôn mà treo lên cao để bêu rếu và làm “bài học” xương máu cho những ai có manh mún phạm tội.
Dã man hơn nữa, tù nhân còn bị lột sạch quần áo và phải đeo cây thập tự nặng khoảng 30 đến 60 kg đến nơi hành hình.
Nạn nhân nổi tiếng: Jesus.
Đóng cọc xiên người
Sẽ là bình thường nếu người ta khuyên tai, mũi, rốn, thậm chí là lưỡi để làm đẹp và trở nên có chút nổi trội với mọi người. Nhưng sẽ là khác thường và dã man nếu như cả một khối sắt dài xuyên dọc cơ thể cho đến khi cái chết tìm đến. Lạ một điều, án hình này lại cực kỳ được ưa chuộng ở Lã Mã, Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu và châu Á khác thời Trung Cổ. Thiết bị hình này là một cây sắt nhọn được dùng để đâm phạm nhân từ dưới đâm lên đến miệng, sau đó họ bị đưa vào một cái huyệt riêng rồi để mặc họ chờ cái chết đến sau vài giờ hay vài ngày trong tột cùng đau đớn
Hỏa thiêu
Nếu tận mắt chứng kiến án hình khủng khiếp được thi hành này, nhiều người sẽ “tạnh” ngay ý định phạm tội bởi cái chết không đến ngay trong phút chốc mà lan dần, lan dần từ chân, đùi đến ngực và “ôm gọn” đầu người trong vòng vây cũi lửa ngun ngút bốc cao. Sau vài giờ, thịt và xương phạm nhân chỉ còn là tro bụi hòa cùng đám tro tàn trong đống cũi còn vương vấn đâu đây mùi thịt nướng thơm phức. Lịch sử từng chứng kiến nhiều tử tội nổi tiếng trải qua án hình man rợ này ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ như Nữ chiến binh người Pháp Joan of Arc (1412 – 1431), Giáo sĩ người Scotland Patrick Hamilton (1504 – 1528) hay Tổng gián mục thành Cantebury ở Anh Thomas Cranmer (1489 – 1556).
Lột da:
Kiểu hành hình man rợ, khủng khiếp và tàn bạo thời Trung Cổ này được thực hiện nhiều nhất ở Trung Đông và châu Phi cách đây khoảng 1000 năm. Đối tượng phải chịu hình phạt này là các loại tội phạm, tù binh và những người bị cáo buộc sử dụng ma thuật. Sau khi được treo lên giá, quá trình “tước” da sống bắt đầu và cái kết thúc của án hình là nạn nhân sẽ phải chịu đau đớn cùng cực cho đến chết, bộ da của họ được “đính” lên tường như một lời cảnh báo cho những ai dám cả gan coi thường luật pháp. Hình phạt này là một niềm khiếp sợ đối với cả phạm nhân và những người chứng kiến.
Mổ bụng:
Cảnh tượng đẫm máu đầy đớn đau khi “lục phủ ngũ tạng” bị móc ra từ từ, từng chút một mà những tội nhân như trộm cắp, ngoại tình phải hứng chịu. Bất ngờ thay, tại những quốc gia “văn minh” như Anh, Hà Lan, Bỉ và Nhật Bản, án hình này khá phổ biến. Nhật Bản nổi tiếng với kiểu tự mổ bụng của các chiến binh Samurai khi họ không làm tròn nhiệm vụ cao cả được giao. Bên cạnh đó, trong thời kỳ Trung Cổ, án hình này còn “sơ khai” và dã man hơn nhiều khi tù nhân trở thành “mồi” ngon cho bọn chuột đói tha hồ gặm nhấm vùng bụng.
Nạn nhân nổi tiếng: Samurai
“Tắm” nước sôi:
Nạn nhân của nó sẽ được “nhúng” ngập trong vại nước, dầu hoặc hắc ín sôi sùng sục cho đến chết.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mẩu xương người trong những cái lò và nồi nấu ăn ở Trung Quốc cách đây khoảng 500.000 năm. Tại Anh, những năm 1500, hình thức này được xem là hợp pháp.
Bánh xe tra tấn:
Có nguồn gốc từ Hy Lạp thời Trung Cổ và kéo dài cho đến tận thế kỷ 19 ở các quốc gia Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, bánh xe tra tấn hay còn gọi là Bánh xe Catherine là hình thức thi hành án được dùng để các phạm nhân trải nghiệm cái chết đau đớn một cách từ từ.
Dụng cụ “giết người” này là một bánh xe lớn dùng để cột căng tứ chi phạm nhân, người thi hành án sẽ dùng búa lớn để đập vỡ xương tứ chi và khung xương sườn của phạm nhân cho đến khi trên bánh xe kia chỉ còn là một khối thịt trộn lẫn với các mảnh xương đã nát vụn.
, phần đầu của phạm nhân xấu số sẽ bị treo lên bêu rếu và làm bài học xương máu cho những ai không tuân theo pháp luật, còn khối thịt trộn xương kia sẽ được lũ chim “dọn dẹp” sạch sẽ.
Voi giày
Tồn tại khá phổ biến hàng mấy nghìn năm trong hệ thống thực thi pháp luật ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, án hình voi giày là cách người ta huấn luyện những con voi biết giết người, áp dụng cho những tử tội chống lại triều đình hay những phe phái phiến loạn bằng cách để chúng dùng chân giẫm lên cơ thể phạm nhân hay dùng vòi cuốn nạn nhân lên cao và quật xuống đất. Ngoài ra, người ta còn dùng những phiến đá nặng đè lên ngực hay toàn thân phạm nhân khiến họ ngạt thở và chết từ từ sau đó.
Lăng trì
Lăng trì, còn gọi là tùng xẻo là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời Trung Cổ, phổ biến tại Trung Quốc từ năm 900 đến năm 1905 mới được hủy bỏ. Trước sự chứng kiến của toàn dân chúng, phạm nhân bị kết án mưu phản, giết người, gian dâm sẽ bị trói vào cột, đao phủ nghe hiệu lệnh bằng tiếng trống rồi chặt tay, chân và sau đó dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt nạn nhân cho đến chết. Quá trình thi hành án kéo dài từ 15 đến 20 phút tùy theo mức chịu đựng của từng phạm nhân. Những miếng thịt được treo khắp nơi công cộng nhằm mục đích răn đe dân chúng.
Nạn nhân nổi tiếng: vô số kể…
TIN HOT KHÁC
Phương pháp này được sử dụng để tra tấn và hành quyết tử tội bị kết án sử dụng ma thuật, giết người, ngoại tình, trộm cắp, thường được sử dụng thời Đế chế La Mã ở châu Âu và một số quốc gia khác ở châu Á.
Tử tội sẽ bị treo ngược trên một cái giá nhằm làm chậm quá trình mất máu trong khi đao phủ tra tấn nhục hình như cắt từng bộ phận người từ háng trở lên hay xẻ dọc thân người một cách chầm chậm trong nỗi đau đớn tột độ của nạn nhân và niềm kinh hãi, khiếp đản của người chứng kiến.
Theo sử sách, nhà tiên tri thành Judah Isaiah sống vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên đã bị hành quyết theo án hình này.
Tứ mã phân thây
Tứ mã phân thây (đôi khi gọi là tứ mã phanh thây) là một hình phạt thời phong kiến. Đây là hình phạt mà tứ chi của phạm nhân bị cột vào bốn sợi dây nối vào bốn con ngựa. Trên ngựa có thể có nài ngựa hoặc không. Khi hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng còn không có nài ngựa thì người ta sẽ hét lớn hoặc đánh ngựa để chúng hoảng sợ bỏ chạy. Từ đó bốn sợi dây sẽ kéo tứ chi phạm nhân đến khi thân thể của phạm nhân bị xé thành năm mảnh gồm đầu, thân và tứ chi. Phạm nhân sẽ bị bỏ mặc cho máu chảy đến chết.
Hình phạt này còn có một biến thể khác là ngũ mã phân thây với con ngựa thứ năm cột vào cổ phạm nhân. Hình phạt này cũng được áp dụng khá rộng rãi ở một số nước châu Á, châu Âu thời cổ đại, là một niềm khiếp sợ đối với phạm nhân và những người chứng kiến.
Nạn nhân nổi tiếng: Kinh Kha.
Đóng đinh lên thập tự:
Đóng đinh lên thập tự là một trong những hình thức tra tấn khủng khiếp và dã man nhất thời cổ xưa, kéo dài suốt thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, chủ yếu diễn ra ở các đế chế Seleucid, Carthaginian, Ba Tư và La Mã cổ đại. Tù nhân bị kết án sẽ bị buộc hoặc đóng đinh lên cây thập tự và bỏ mặc để “gặm nhấm” nỗi đau cho đến chết. Chưa hết, xác họ sẽ không được đem chôn mà treo lên cao để bêu rếu và làm “bài học” xương máu cho những ai có manh mún phạm tội.
Dã man hơn nữa, tù nhân còn bị lột sạch quần áo và phải đeo cây thập tự nặng khoảng 30 đến 60 kg đến nơi hành hình.
Nạn nhân nổi tiếng: Jesus.
Đóng cọc xiên người
Sẽ là bình thường nếu người ta khuyên tai, mũi, rốn, thậm chí là lưỡi để làm đẹp và trở nên có chút nổi trội với mọi người. Nhưng sẽ là khác thường và dã man nếu như cả một khối sắt dài xuyên dọc cơ thể cho đến khi cái chết tìm đến. Lạ một điều, án hình này lại cực kỳ được ưa chuộng ở Lã Mã, Trung Quốc, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một số quốc gia châu Âu và châu Á khác thời Trung Cổ. Thiết bị hình này là một cây sắt nhọn được dùng để đâm phạm nhân từ dưới đâm lên đến miệng, sau đó họ bị đưa vào một cái huyệt riêng rồi để mặc họ chờ cái chết đến sau vài giờ hay vài ngày trong tột cùng đau đớn
Hỏa thiêu
Nếu tận mắt chứng kiến án hình khủng khiếp được thi hành này, nhiều người sẽ “tạnh” ngay ý định phạm tội bởi cái chết không đến ngay trong phút chốc mà lan dần, lan dần từ chân, đùi đến ngực và “ôm gọn” đầu người trong vòng vây cũi lửa ngun ngút bốc cao. Sau vài giờ, thịt và xương phạm nhân chỉ còn là tro bụi hòa cùng đám tro tàn trong đống cũi còn vương vấn đâu đây mùi thịt nướng thơm phức. Lịch sử từng chứng kiến nhiều tử tội nổi tiếng trải qua án hình man rợ này ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ như Nữ chiến binh người Pháp Joan of Arc (1412 – 1431), Giáo sĩ người Scotland Patrick Hamilton (1504 – 1528) hay Tổng gián mục thành Cantebury ở Anh Thomas Cranmer (1489 – 1556).
Lột da:
Kiểu hành hình man rợ, khủng khiếp và tàn bạo thời Trung Cổ này được thực hiện nhiều nhất ở Trung Đông và châu Phi cách đây khoảng 1000 năm. Đối tượng phải chịu hình phạt này là các loại tội phạm, tù binh và những người bị cáo buộc sử dụng ma thuật. Sau khi được treo lên giá, quá trình “tước” da sống bắt đầu và cái kết thúc của án hình là nạn nhân sẽ phải chịu đau đớn cùng cực cho đến chết, bộ da của họ được “đính” lên tường như một lời cảnh báo cho những ai dám cả gan coi thường luật pháp. Hình phạt này là một niềm khiếp sợ đối với cả phạm nhân và những người chứng kiến.
Mổ bụng:
Cảnh tượng đẫm máu đầy đớn đau khi “lục phủ ngũ tạng” bị móc ra từ từ, từng chút một mà những tội nhân như trộm cắp, ngoại tình phải hứng chịu. Bất ngờ thay, tại những quốc gia “văn minh” như Anh, Hà Lan, Bỉ và Nhật Bản, án hình này khá phổ biến. Nhật Bản nổi tiếng với kiểu tự mổ bụng của các chiến binh Samurai khi họ không làm tròn nhiệm vụ cao cả được giao. Bên cạnh đó, trong thời kỳ Trung Cổ, án hình này còn “sơ khai” và dã man hơn nhiều khi tù nhân trở thành “mồi” ngon cho bọn chuột đói tha hồ gặm nhấm vùng bụng.
Nạn nhân nổi tiếng: Samurai
“Tắm” nước sôi:
Nạn nhân của nó sẽ được “nhúng” ngập trong vại nước, dầu hoặc hắc ín sôi sùng sục cho đến chết.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mẩu xương người trong những cái lò và nồi nấu ăn ở Trung Quốc cách đây khoảng 500.000 năm. Tại Anh, những năm 1500, hình thức này được xem là hợp pháp.
Bánh xe tra tấn:
Có nguồn gốc từ Hy Lạp thời Trung Cổ và kéo dài cho đến tận thế kỷ 19 ở các quốc gia Pháp, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Thụy Điển, bánh xe tra tấn hay còn gọi là Bánh xe Catherine là hình thức thi hành án được dùng để các phạm nhân trải nghiệm cái chết đau đớn một cách từ từ.
Dụng cụ “giết người” này là một bánh xe lớn dùng để cột căng tứ chi phạm nhân, người thi hành án sẽ dùng búa lớn để đập vỡ xương tứ chi và khung xương sườn của phạm nhân cho đến khi trên bánh xe kia chỉ còn là một khối thịt trộn lẫn với các mảnh xương đã nát vụn.
, phần đầu của phạm nhân xấu số sẽ bị treo lên bêu rếu và làm bài học xương máu cho những ai không tuân theo pháp luật, còn khối thịt trộn xương kia sẽ được lũ chim “dọn dẹp” sạch sẽ.
Voi giày
Tồn tại khá phổ biến hàng mấy nghìn năm trong hệ thống thực thi pháp luật ở các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á, án hình voi giày là cách người ta huấn luyện những con voi biết giết người, áp dụng cho những tử tội chống lại triều đình hay những phe phái phiến loạn bằng cách để chúng dùng chân giẫm lên cơ thể phạm nhân hay dùng vòi cuốn nạn nhân lên cao và quật xuống đất. Ngoài ra, người ta còn dùng những phiến đá nặng đè lên ngực hay toàn thân phạm nhân khiến họ ngạt thở và chết từ từ sau đó.
Lăng trì
Lăng trì, còn gọi là tùng xẻo là hình thức xử tử tàn độc, dã man và ghê rợn bậc nhất thời Trung Cổ, phổ biến tại Trung Quốc từ năm 900 đến năm 1905 mới được hủy bỏ. Trước sự chứng kiến của toàn dân chúng, phạm nhân bị kết án mưu phản, giết người, gian dâm sẽ bị trói vào cột, đao phủ nghe hiệu lệnh bằng tiếng trống rồi chặt tay, chân và sau đó dùng dao sắc xẻo từng miếng thịt nạn nhân cho đến chết. Quá trình thi hành án kéo dài từ 15 đến 20 phút tùy theo mức chịu đựng của từng phạm nhân. Những miếng thịt được treo khắp nơi công cộng nhằm mục đích răn đe dân chúng.
Nạn nhân nổi tiếng: vô số kể…