Tháo dỡ tàu biển – công việc nguy hiểm nhất thế giới ở Bangladesh

Kênh truyền hình National Geographic của Hội địa lý Quốc gia Hoa Kỳ vừa tiết lộ một đoạn phóng sự về cuộc sống của hơn 200.000 người dân Bangladesh sống bằng nghề tháo dỡ tàu biển – một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới ở nước này.


TIN HOT KHÁC


Hình ảnh chụp từ vệ tinh bờ biển Chittagong, phía Bắc Bangladesh – nơi có hàng trăm con tàu neo đậu, để đợi đến lượt khai tử. Một đoạn đường bờ biển dài chừng 8 mile (13km) có đến 80 chiếc tàu dừng bến. Nếu chỉ nhìn từ vệ tinh, chẳng ai biết được bức hình đượm buồn này lại là một khu công nghiệp tháo dỡ tàu biển của thế giới. Những chiếc tàu biển hết tuổi đời sử dụng được kéo từ khắp nơi trên thế giới về khu vực này để tháo dỡ và phân loại vật liệu.




Công việc thào dỡ tàu biển mang lại thu nhập cho cuộc sống của hơn 200.000 người dân nhưng nó nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Công nhân phải làm việc này bằng tay với sức người mà không có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào. Hàng ngày, các công nhân phải đối diện với cái chết, thương tích do tai nạn và môi trường độc hại song họ được đáp lại bằng vài dollar cho một ngày cực nhọc.



Tháo dỡ tàu biển là một công việc khó khăn, nguy hiểm và phức tạp. Để xây dựng một khu công nghiệp tháo dỡ tàu theo đúng tiêu chuẩn phải bỏ ra rất nhiều vốn, cùng các máy móc hiện đại nên các quốc gia phát triển hàng hải, chẳng nước nào chịu đảm đương công việc này. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển với dân số gia tăng đến chóng mặt như Bangladesh phải đảm nhận công việc này vì miếng ăn, bất chấp tính mạng bị đe dọa từng ngày.



Khó nhọc, nguy hiểm với đồng lương ít ỏi song công nhân phải làm việc “chui” không được tiết lộ công việc với người ngoài, thậm chí công nhân tử vong do tai nạn lao động cũng không được hé lộ. Phóng viên Peter Gwin của National Geographic khi làm phóng sự này đã gặp không ít khó khăn khi ông bị nhóm bạo vệ hung dữ ngăn cấm chụp ảnh.



Những chiếc tàu biển lớn thường có tuổi thọ khoảng 25-30 năm được đưa về bở biển Chittagong sẽ được công nhân sử dụng máy cắt tách thành nhiều bộ phận nhỏ, phân loại vật liệu để tái chế hay tái sử dụng. Công đoạn này thực hiện bằng tay, tai nạn thường xuyên xảy ra, nặng thì có thể thiệt mạng, nhẹ nhất người lao động bị mất chân, tay. Ngoài ra, họ còn phải tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại từ các thành phần trong con tàu bị tháo dỡ.



Ngoài Bangladesh, một số quốc gia đang phát triển khác có nhân công rẻ như Ấn Độ, Pakistan cũng đang phải thực hiện những công việc nặng nhọc này. Phần lớn những chiếc tàu biển khổng lồ được tháo dỡ tại các quốc gia Nam Á, bất chấp tính mạng người lao động bị đe dọa và những hệ lụy về môi trường kéo theo trong tương lai.

Đoạn phim sóng sự về công việc tháo dỡ tàu biển ở Bangladesh:




Related

tin-tuc 798229466758632893

Bài Đăng Mới Nhất

lazada.vn

Facebook

item