Đôi cá 'biết khóc' trong ao đình có hai đứa trẻ chết đuối
http://nong247.blogspot.com/2014/03/oi-ca-biet-khoc-trong-ao-inh-co-hai-ua.html
Cá dài 1,15m; nặng 12,5kg/con, nhìn thì có vảy nhưng sờ lại không thấy đâu. Trên mỗi khoang vạch lại có hình giống như “chữ Nho”, số La Mã.
TIN HOT KHÁC
Đôi cá thần 'biết khóc' ở ao đình thôn Chí Thủy. (Ảnh minh họa)
Hàng nghìn người rỉ tai nhau kéo về để chiêm ngưỡng “đôi cá thần” ở thôn Chí Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. Cá dài 1,15m; nặng 12,5kg/con, nhìn thì có vảy nhưng sờ lại không thấy đâu. Trên mỗi khoang vạch lại có hình giống như “chữ Nho”, số La Mã. Quanh làng cứ túm năm tụm ba, bàn ra tán vào về loài cá chưa từng thấy này. Sự thật đây là loài cá gì?
Cả làng kháo nhau xem cá lạ
Ông Nguyễn Văn Phao (58 tuổi) là người mang đôi cá về cho trụ trì chùa Chí Thủy làm lễ phóng sinh. Cũng chính ông là người túc trực canh giữ, chăm sóc đôi cá trong liền 4 ngày. Ông cho rằng mình là người có duyên mới gặp được đôi cá này và người dân thôn Chí Thủy “có phúc mới được “hai cụ cá””.
Kể về “cái duyên” bắt gặp đôi cá lạ, ông cho biết thôn Tiến Ân bên cạnh có người tát ao thu được đôi cá lạ nặng 25kg, mỗi con dài 1,15m. Hai vợ chồng chủ ao mang cá ra chợ bán hàng tuần mà không ai hỏi tới. Ai nhìn vào đôi cá đều sợ không dám mua. Chán nản, họ mang về với ý định thịt ăn dần. Thế nhưng chính lúc định “kết liễu” đời đôi cá thì cả gia đình chủ ao run rẩy khi nghe chúng phát ra tiếng kêu lạ. “Người trong làng thấy lạ liền kéo đến xem. Em gái tôi ở gần đó thấy lạ nên bảo tôi sang mua với giá 2 triệu. Tôi sống gần hết đời người mà lần đầu tiên mới được nhìn thấy loài cá lạ như vậy, chẳng những bề ngoài khác thường mà chúng còn kêu giống như tiếng trẻ con khóc vậy”, ông Phao tỏ vẻ ngạc nhiên.
Khoe tấm ảnh chụp đôi cá, ông Phao nói tiếp: “Hàng tháng, đến ngày rằm chùa Chí Thủy lại làm lễ phóng sinh, nên tôi đã cung tiến đôi cá này. Ai đến xem đều bảo tôi may mắn. Đây đúng là đôi cá lạ”. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Phao nhớ lại, ngày đầu tiên mang cá thả vào bể của chùa, ông đã ngồi canh cả đêm. Nghĩ rằng đôi cá đang đói, ông buột miệng hỏi: “Nếu là cá thần thì “hai cụ” hãy quẫy đuôi thật mạnh”. Ông Phao vừa nói dứt lời, đôi cá liền vẫy đuôi làm nước bắn tung tóe cạn cả bể. “Hú hồn hú vía” ông vội vái lạy rồi chạy đi xách nước đổ đầy bể và ngay sáng hôm sau ra chợ mua ngay 20 nghìn tép cho “hai cụ cá” ăn.
Đem chuyện ông gọi là “thiêng” đó kể lại cho xóm giềng, vậy là cứ thế mọi người rỉ tai nhau lũ lượt kéo đến mong được tận mắt chiêm ngưỡng đôi cá. Mỗi lượt khách ghé qua ông Phao lại thỏa sức giới thiệu: “Cá dài 1,15m; nặng 25kg/đôi, nhìn thì có vảy nhưng sờ lại không thấy đâu. Trên mỗi khoang vạch lại có hình giống như chữ Nho, số La Mã. Đuôi có 3 vạch màu, mắt cá rất sắc, đầu như đầu rồng. Nếu ai biết chữ Nho là có thể dịch được chữ trên mình cá, biết đâu đó lại ẩn chứa bí mật gì”, ông Phao nói.
Cũng theo lời ông Phao, mặc dù chỉ mang cá về chùa có 4 ngày để đợi đến ngày làm lễ phóng sinh đem thả, nhưng suốt 4 ngày lúc nào cũng nườm nượp người đến xem. Thời điểm đông nhất, có đến nghìn người quây kín chùa, từ trẻ nhỏ, thanh niên đến người già đều tò mò chen vào xem bằng được. Họ đều cố quay lại để mang về cho người nhà cùng xem, rồi họ còn truyền tải lên mạng Internet. Thế nên ngay cả người từ các tỉnh xa như Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình cũng thuê ô tô kéo xuống để “xin cá thần ban ơn”; còn có người trả giá đôi cá gần chục triệu mà không mua được.
Thấy quá nhiều người đến xem, trụ trì chùa đã phải làm lễ phóng sinh trước một ngày. Ngay cả khi cá đã được đem ra sông Hồng thả, người dân vẫn tụ tập ở quanh ao đình, chùa và đâu đâu cũng có túm năm tụm ba người ngồi bàn chuyện đôi “cá lạ”. “Tôi ở xã bên cách chùa đây cũng 20km. Mặc dù trời mưa nhưng ngay khi nghe tin về đôi cá lạ tôi đã bảo con gái chở đến tận nơi, dặn con nhớ mang máy điện thoại để quay lại hình ảnh của “cá thần”. Đúng là tôi không có duyên gặp “ngài” rồi”, bà Cao Thị Tuyết (68 tuổi) tỏ vẻ tiếc ngẩn ngơ, mặc áo mưa ra về.
Cá sấu bị hiểu lầm là “cá thần”
PV đã tìm gặp ông Vũ Văn Nương (55 tuổi), chủ thầu ao đình làng Tiến Ân bên cạnh làng Chí Thủy, người đã bắt được đôi cá nói trên.
Ông Nương cho biết, đã 3 năm thầu ao nhưng hiệu quả kinh tế đem lại chẳng được là bao. Lứa đầu tiên ông thả hàng tấn cá, đầu tư thức ăn tốn kém vất vả mấy tháng trời, nhưng ngày tát ao thì kéo lên chỉ lưới trắng. “Năm đầu tát ao chẳng thấy cá đâu, mà quanh ao toàn vết nứt nẻ. Nghĩ rằng cá theo vết nứt đi hết ra, tát mãi chỉ có 2 con cá nhỡ nhỡ nên bỏ lại nuôi lớn thêm. Tôi không ngờ hai con cá ngày ấy lại lớn thế này”, ông Nương than thở.
Đầu tháng Hai âm lịch vừa qua, ông Nương bắt đầu tát ao thu cá. Kết quả lần này cũng chỉ là lưới trắng. Có điều, một lần nữa gia đình gặp lại đôi cá “nhỡ nhỡ” ngày nào. Tuy nhiên chúng giờ đã to lớn, mang hình thù lạ và đột nhiên trở thành “cá thần” trong mắt nhiều người dân trong làng. Cũng vì thấy cá lạ nên nhiều cụ cao niên trong làng nhớ chính ao đình này trước kia có hai đứa trẻ trên đường đi đón bố mà sảy chân ngã chết đuối. Móc xích chuyện này, người mê tín cho rằng: “Có lẽ vì chúng chưa tìm được ai hợp để siêu thoát nên hóa thành đôi cá này. Chúng thiêng thật, lúc gia đình ông Nương định giết thịt, chúng đã biết đường kêu lên mới thoát chết đó”.
Ông Nương kể lại, không dám giết thịt, có người mua, ông mừng ra mặt. Vậy mà bây giờ ông lại bị người làng mắng mỏ rằng nhà chùa mua mà cũng lấy tiền. “Tôi chăn cả ao cá mà chẳng được thu, đem hai con cá “khổng lồ” này ra chợ mà ai cũng sợ không dám mua và nghĩ không ăn được. Giờ tôi bán được thì họ nói rằng tôi lấy tiền của nhà chùa là sai, nếu không làm lễ công đức lên chùa là kiểu gì gia đình cũng gặp hạn. Hiện tại gia đình tôi có người ốm nặng đi viện, tôi thấy rất hoang mang” ông Nương lo sợ.
Nhớ về thời điểm ngày đấu thầu ao cá, ông Nương cho biết, do là ao đình nên nhiều người thường mang cá đến để thả phóng sinh. “Năm đầu tiên có người trong làng mang đôi cá cảnh về chơi, nhưng sau làm ăn cứ lụn bại nên mang ra ao đình thả. Ngay năm đó tát ao đã không thu được gì. Có lẽ đôi cá này chính là đôi cá năm đó”, ông Nương chia sẻ. Quan sát và thấy loài cá này giống cá sấu hỏa tiễn, ông Nương cho rằng chính giống cá ăn tạp và nguy hiểm này đã ăn hết số cá nuôi trong ao của mình. Ngay cả hoa súng ông thả xuống ao đình cho đẹp cũng bị chúng cắn hết rễ, không sống nổi.
Hiện tại, dù đôi cá đã được thả ra sông nhưng nhiều người dân làng Tiến Ân lại... cảm thấy ấm ức vì cho rằng “cá thần được nuôi ở ao thôn mình mà giờ lại để thôn khác canh giữ và thả đi”. Câu chuyện mê tín “hai đứa bé hóa thành cá thần” cũng được một số người “thêm mắm thêm muối” truyền tai nhau thành hết sức li kỳ. Trước khi cá được thả đi, một số cao niên trong thôn Tiến Ân có ý định góp tiền chuộc lại đôi cá này để mang trả về ao đình. “Chúng tôi cũng chỉ lo sợ lỡ đó là “cá thần” thực sự và “thần cho lộc” mà không biết hưởng đến lúc cả làng bị trách phạt thì nguy. Thế mà làng họ vẫn mang đi thả”, một cao niên thuật lại.
Ông Vũ Văn Vinh, trưởng thôn Chí Thủy cho biết: “Thực tế đây không phải là cá thần gì hết mà chỉ là loài cá sấu hỏa tiễn. Do người dân không biết đến loài cá này nên thấy lạ, rồi cứ thể kháo nhau đến xem rất đông. Xin khẳng định không có chuyện “cá thần linh thiêng” nào cả”.
Xuất hiện từ hơn 2 năm trở lại đây, cá sấu hỏa tiễn được dân chơi sinh vật cảnh săn tìm với giá từ 200 nghìn cho tới chục triệu đồng mỗi cặp. Cá này còn có nhiều tên gọi khác như cá mỏ vịt, cá đầu sấu, Phúc Lộc Thọ… có mình tròn, mỏ dài và nhọn giống như mỏ cá sấu, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Tuy nhiên loài cá ngoại lai ngay sau đó đã được cảnh báo có thể gây nguy hại cho môi trường bởi tập tính phàm ăn, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.
Giữa năm 2013, chi cục thủy sản một tỉnh phía nam còn kiến nghị cấm mua bán hoặc phóng sinh cá đầu sấu trên địa bàn tỉnh. Ai có hành vi thả loài cá nguy hại này vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10- 20 triệu đồng, thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn bị xử phạt 20- 30 triệu đồng.
Hàng nghìn người rỉ tai nhau kéo về để chiêm ngưỡng “đôi cá thần” ở thôn Chí Thủy, xã Thủy Xuân Tiên, Chương Mỹ, Hà Nội. Cá dài 1,15m; nặng 12,5kg/con, nhìn thì có vảy nhưng sờ lại không thấy đâu. Trên mỗi khoang vạch lại có hình giống như “chữ Nho”, số La Mã. Quanh làng cứ túm năm tụm ba, bàn ra tán vào về loài cá chưa từng thấy này. Sự thật đây là loài cá gì?
Cả làng kháo nhau xem cá lạ
Ông Nguyễn Văn Phao (58 tuổi) là người mang đôi cá về cho trụ trì chùa Chí Thủy làm lễ phóng sinh. Cũng chính ông là người túc trực canh giữ, chăm sóc đôi cá trong liền 4 ngày. Ông cho rằng mình là người có duyên mới gặp được đôi cá này và người dân thôn Chí Thủy “có phúc mới được “hai cụ cá””.
Kể về “cái duyên” bắt gặp đôi cá lạ, ông cho biết thôn Tiến Ân bên cạnh có người tát ao thu được đôi cá lạ nặng 25kg, mỗi con dài 1,15m. Hai vợ chồng chủ ao mang cá ra chợ bán hàng tuần mà không ai hỏi tới. Ai nhìn vào đôi cá đều sợ không dám mua. Chán nản, họ mang về với ý định thịt ăn dần. Thế nhưng chính lúc định “kết liễu” đời đôi cá thì cả gia đình chủ ao run rẩy khi nghe chúng phát ra tiếng kêu lạ. “Người trong làng thấy lạ liền kéo đến xem. Em gái tôi ở gần đó thấy lạ nên bảo tôi sang mua với giá 2 triệu. Tôi sống gần hết đời người mà lần đầu tiên mới được nhìn thấy loài cá lạ như vậy, chẳng những bề ngoài khác thường mà chúng còn kêu giống như tiếng trẻ con khóc vậy”, ông Phao tỏ vẻ ngạc nhiên.
Khoe tấm ảnh chụp đôi cá, ông Phao nói tiếp: “Hàng tháng, đến ngày rằm chùa Chí Thủy lại làm lễ phóng sinh, nên tôi đã cung tiến đôi cá này. Ai đến xem đều bảo tôi may mắn. Đây đúng là đôi cá lạ”. Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Phao nhớ lại, ngày đầu tiên mang cá thả vào bể của chùa, ông đã ngồi canh cả đêm. Nghĩ rằng đôi cá đang đói, ông buột miệng hỏi: “Nếu là cá thần thì “hai cụ” hãy quẫy đuôi thật mạnh”. Ông Phao vừa nói dứt lời, đôi cá liền vẫy đuôi làm nước bắn tung tóe cạn cả bể. “Hú hồn hú vía” ông vội vái lạy rồi chạy đi xách nước đổ đầy bể và ngay sáng hôm sau ra chợ mua ngay 20 nghìn tép cho “hai cụ cá” ăn.
Đem chuyện ông gọi là “thiêng” đó kể lại cho xóm giềng, vậy là cứ thế mọi người rỉ tai nhau lũ lượt kéo đến mong được tận mắt chiêm ngưỡng đôi cá. Mỗi lượt khách ghé qua ông Phao lại thỏa sức giới thiệu: “Cá dài 1,15m; nặng 25kg/đôi, nhìn thì có vảy nhưng sờ lại không thấy đâu. Trên mỗi khoang vạch lại có hình giống như chữ Nho, số La Mã. Đuôi có 3 vạch màu, mắt cá rất sắc, đầu như đầu rồng. Nếu ai biết chữ Nho là có thể dịch được chữ trên mình cá, biết đâu đó lại ẩn chứa bí mật gì”, ông Phao nói.
Cũng theo lời ông Phao, mặc dù chỉ mang cá về chùa có 4 ngày để đợi đến ngày làm lễ phóng sinh đem thả, nhưng suốt 4 ngày lúc nào cũng nườm nượp người đến xem. Thời điểm đông nhất, có đến nghìn người quây kín chùa, từ trẻ nhỏ, thanh niên đến người già đều tò mò chen vào xem bằng được. Họ đều cố quay lại để mang về cho người nhà cùng xem, rồi họ còn truyền tải lên mạng Internet. Thế nên ngay cả người từ các tỉnh xa như Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình cũng thuê ô tô kéo xuống để “xin cá thần ban ơn”; còn có người trả giá đôi cá gần chục triệu mà không mua được.
Thấy quá nhiều người đến xem, trụ trì chùa đã phải làm lễ phóng sinh trước một ngày. Ngay cả khi cá đã được đem ra sông Hồng thả, người dân vẫn tụ tập ở quanh ao đình, chùa và đâu đâu cũng có túm năm tụm ba người ngồi bàn chuyện đôi “cá lạ”. “Tôi ở xã bên cách chùa đây cũng 20km. Mặc dù trời mưa nhưng ngay khi nghe tin về đôi cá lạ tôi đã bảo con gái chở đến tận nơi, dặn con nhớ mang máy điện thoại để quay lại hình ảnh của “cá thần”. Đúng là tôi không có duyên gặp “ngài” rồi”, bà Cao Thị Tuyết (68 tuổi) tỏ vẻ tiếc ngẩn ngơ, mặc áo mưa ra về.
Cá sấu bị hiểu lầm là “cá thần”
PV đã tìm gặp ông Vũ Văn Nương (55 tuổi), chủ thầu ao đình làng Tiến Ân bên cạnh làng Chí Thủy, người đã bắt được đôi cá nói trên.
Ông Nương cho biết, đã 3 năm thầu ao nhưng hiệu quả kinh tế đem lại chẳng được là bao. Lứa đầu tiên ông thả hàng tấn cá, đầu tư thức ăn tốn kém vất vả mấy tháng trời, nhưng ngày tát ao thì kéo lên chỉ lưới trắng. “Năm đầu tát ao chẳng thấy cá đâu, mà quanh ao toàn vết nứt nẻ. Nghĩ rằng cá theo vết nứt đi hết ra, tát mãi chỉ có 2 con cá nhỡ nhỡ nên bỏ lại nuôi lớn thêm. Tôi không ngờ hai con cá ngày ấy lại lớn thế này”, ông Nương than thở.
Đầu tháng Hai âm lịch vừa qua, ông Nương bắt đầu tát ao thu cá. Kết quả lần này cũng chỉ là lưới trắng. Có điều, một lần nữa gia đình gặp lại đôi cá “nhỡ nhỡ” ngày nào. Tuy nhiên chúng giờ đã to lớn, mang hình thù lạ và đột nhiên trở thành “cá thần” trong mắt nhiều người dân trong làng. Cũng vì thấy cá lạ nên nhiều cụ cao niên trong làng nhớ chính ao đình này trước kia có hai đứa trẻ trên đường đi đón bố mà sảy chân ngã chết đuối. Móc xích chuyện này, người mê tín cho rằng: “Có lẽ vì chúng chưa tìm được ai hợp để siêu thoát nên hóa thành đôi cá này. Chúng thiêng thật, lúc gia đình ông Nương định giết thịt, chúng đã biết đường kêu lên mới thoát chết đó”.
Ông Nương kể lại, không dám giết thịt, có người mua, ông mừng ra mặt. Vậy mà bây giờ ông lại bị người làng mắng mỏ rằng nhà chùa mua mà cũng lấy tiền. “Tôi chăn cả ao cá mà chẳng được thu, đem hai con cá “khổng lồ” này ra chợ mà ai cũng sợ không dám mua và nghĩ không ăn được. Giờ tôi bán được thì họ nói rằng tôi lấy tiền của nhà chùa là sai, nếu không làm lễ công đức lên chùa là kiểu gì gia đình cũng gặp hạn. Hiện tại gia đình tôi có người ốm nặng đi viện, tôi thấy rất hoang mang” ông Nương lo sợ.
Nhớ về thời điểm ngày đấu thầu ao cá, ông Nương cho biết, do là ao đình nên nhiều người thường mang cá đến để thả phóng sinh. “Năm đầu tiên có người trong làng mang đôi cá cảnh về chơi, nhưng sau làm ăn cứ lụn bại nên mang ra ao đình thả. Ngay năm đó tát ao đã không thu được gì. Có lẽ đôi cá này chính là đôi cá năm đó”, ông Nương chia sẻ. Quan sát và thấy loài cá này giống cá sấu hỏa tiễn, ông Nương cho rằng chính giống cá ăn tạp và nguy hiểm này đã ăn hết số cá nuôi trong ao của mình. Ngay cả hoa súng ông thả xuống ao đình cho đẹp cũng bị chúng cắn hết rễ, không sống nổi.
Hiện tại, dù đôi cá đã được thả ra sông nhưng nhiều người dân làng Tiến Ân lại... cảm thấy ấm ức vì cho rằng “cá thần được nuôi ở ao thôn mình mà giờ lại để thôn khác canh giữ và thả đi”. Câu chuyện mê tín “hai đứa bé hóa thành cá thần” cũng được một số người “thêm mắm thêm muối” truyền tai nhau thành hết sức li kỳ. Trước khi cá được thả đi, một số cao niên trong thôn Tiến Ân có ý định góp tiền chuộc lại đôi cá này để mang trả về ao đình. “Chúng tôi cũng chỉ lo sợ lỡ đó là “cá thần” thực sự và “thần cho lộc” mà không biết hưởng đến lúc cả làng bị trách phạt thì nguy. Thế mà làng họ vẫn mang đi thả”, một cao niên thuật lại.
Ông Vũ Văn Vinh, trưởng thôn Chí Thủy cho biết: “Thực tế đây không phải là cá thần gì hết mà chỉ là loài cá sấu hỏa tiễn. Do người dân không biết đến loài cá này nên thấy lạ, rồi cứ thể kháo nhau đến xem rất đông. Xin khẳng định không có chuyện “cá thần linh thiêng” nào cả”.
Xuất hiện từ hơn 2 năm trở lại đây, cá sấu hỏa tiễn được dân chơi sinh vật cảnh săn tìm với giá từ 200 nghìn cho tới chục triệu đồng mỗi cặp. Cá này còn có nhiều tên gọi khác như cá mỏ vịt, cá đầu sấu, Phúc Lộc Thọ… có mình tròn, mỏ dài và nhọn giống như mỏ cá sấu, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Tuy nhiên loài cá ngoại lai ngay sau đó đã được cảnh báo có thể gây nguy hại cho môi trường bởi tập tính phàm ăn, không chỉ chúng ăn các loại cá con mà còn ăn thịt thủy cầm và cả cá sấu khác.
Giữa năm 2013, chi cục thủy sản một tỉnh phía nam còn kiến nghị cấm mua bán hoặc phóng sinh cá đầu sấu trên địa bàn tỉnh. Ai có hành vi thả loài cá nguy hại này vào vùng nước tự nhiên sẽ bị phạt từ 10- 20 triệu đồng, thả vào vùng nước thuộc khu bảo tồn bị xử phạt 20- 30 triệu đồng.