Vua tuyển gái xinh, lập đội nữ binh mật trong cung

Thời vua Thành Thái ở ngôi, quyền hành của triều Nguyễn chẳng còn lại được bao nhiêu, tất cả việc quyết định những chuyện quân quốc quan trọng đều do Pháp nắm, thực tế vua và triều đình chỉ là hư vị mà thôi.


TIN HOT KHÁC


Điều này khiến vị vua có tinh thần dân tộc cảm thấy bất bình, có những lúc thuận lợi vua đã bộc lộ thái độ.

Câu nói về việc phong thưởng

Được khởi công từ năm 1898, đến tháng 2 năm 1902 cầu Doumer (Đume) lấy theo tên quan toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (sau đổi thành Long Biên) được hoàn thành, chính quyền bảo hộ Pháp rước vua Thành Thái từ kinh đô Huế ra Hà Nội dự lễ cắt băng khánh thành. Các quan đại thần trong triều, các quan lớn hàng tỉnh, các bậc đại khoa, nhân sĩ danh tiếng đều được triệu ra dự lễ.

Nhân dịp này thực dân Pháp muốn phong tước, phẩm hàm cho một số quan văn võ tay sai nên mới lệnh cho Kinh lược sứ Bắc Kỳ là Hoàng Cao Khải lập một bản danh sách trình lên xin nhà vua ban thưởng cho những người có công. Khi xem danh sách đó, vua Thành Thái đã cười nhạt mà trả lời: “Ta có biết mặt mũi những đứa nào đâu”.

Chân dung vua Thành Thái.
Lập đội nữ binh bí mật trong cung

Do có tinh thần tiến bộ, bất bình trước cảnh đất nước trong cảnh đô hộ của ngoại bang nên Thành Thái bị Pháp và tay sai theo dõi mọi nhất cử nhất động. Để chuẩn bị lực lượng để dành khi cần dùng đến, vua Thành Thái đã nghĩ ra một kế, ông bèn âm thần bí mật lập ra một đội quân riêng của mình, đội quân đó toàn là các thiếu nữ trẻ đẹp.

Bề ngoài với danh nghĩa tuyển chọn nữ tỳ, cung nhân, vua Thành Thái cho người thân tín tìm chọn các cô gái trẻ, thông minh, dũng cảm, có chí khí. Mặt khác vua còn có cách tuyển mộ bí mật để che mắt người Pháp. Ông vua cho lính cận vệ tin cẩn đến tiếp xúc với họ và gia đình. Nếu được chấp thuận, vua cho "dàn cảnh" giả vờ bắt cóc bằng cách hẹn ngày giờ và địa điểm gặp gỡ, rồi lính cận vệ, hoặc chính nhà vua đem xe song mã đến đón họ và đưa vào cung cấm.

Để bảo mật, các cô gái bị "bắt cóc" thường được đưa vào Tử Cấm Thành bằng cửa Hữu của Thành nội, gần làng Kim Long, vì con đường chạy dọc theo bên ngoài Hoàng thành dẫn đến cửa Hữu rất vắng vẻ vào ban đêm, hai bên đường lại không có nhà cửa của dân chúng. Cũng vì vậy, các cô gái Kim Long được tuyển mộ ưu tiên nhiều hơn cả.

Vua bỏ tiền may lo chi phí, ăn ở cho đội nữ binh; cho ăn mặc áo quần theo kiểu riêng và hằng ngày chăm lo luyện tập võ nghệ; lại vừa thêu thùa, may dệt tạo ra các thước vải đẹp mang ra chợ bán, một mặt, nhà vua dễ dàng lừa thực dân, còn mặt khác để cho nữ binh có công việc mà trang trải chi phí.

Theo một số tài liệu, vua Thành Thái đã lập được 4 đội nữ binh., mỗi đội gồm 50 người. Sau khi luyện tập quân sự thành thục, những nữ binh ấy được giao trả về gia đình, đợi khi cần thì nhập ngũ chống Pháp, sau đó tuyển thêm nữ binh mới. Không may, về sau, việc này cũng bị lộ, tin tức truyền đến viên Khâm sứ Pháp Levécque. Từ đó, quyền hành của vua Thành Thái ngày càng thu hẹp, nhà vua bị cô lập dần, nên u uất đến cao độ, đội quân của ngài không có dịp để trổ tài.

Tự phê vào chiếu thoái vị của chính mình

Lên ngôi khi còn ở tuổi thiếu niên, cho đến lúc trưởng thành, vua Thành Thái đã có sự cương nghị và đầy lòng yêu nước, dù ở ngôi vua nhưng không bao giờ ông lấy làm vui sướng, mà luôn luôn suy tư với vận nước, tìm cách tiếp cận dân chúng và các sĩ phu yêu nước mưu đồ đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà, thậm chí ông có lúc còn tự giả dạng mất trí nhằm che mắt Pháp và những hạng mãi quốc cầu vinh.

Lòng ái quốc và mưu đồ cứu nước cứu dân của Thành Thái không thoát khỏi sự ngờ vực, theo dõi của thực dân nên khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, Pháp loan tin rằng ông bị điên, ép vua phải thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe.

Thậm chí tên Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được; hắn nói nếu vua muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng Thành Thái đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.

Ngày 29 tháng 7 năm 1907, lấy cớ Thành Thái không phê chuẩn việc bổ nhiệm một số quan lại đã được Khâm sứ Lévêque và Hội đồng Thượng thư thỏa thuận, Lévêque đã tuyên bố truất quyền và quản thúc Thành Thái trong Đại nội. Một Hội đồng Phụ chính do Trương Như Cương cầm đầu được thành lập.

Đến ngày 3 tháng 9 cùng năm, triều thần theo lệnh của Pháp vào điện Càn Thành dâng vua dự thảo chiếu thoái vị, có chữ ký của các đại thần (trừ thượng thư Ngô Đình Khả), với lý do sức khoẻ không bảo đảm, xin tự nguyện thoái vị. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười khẩy, cầm bút ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào.

Sau khi vua thoái vị, thực dân Pháp đưa Thành Thái vào Vũng Tàu (Bà Rịa) quản thúc một thời gian, rồi đưa sang an trí tại đảo Réunion, một thuộc địa của Pháp ở Châu Phi.

Mãi đến năm 1947, Thành Thái mới được trở về nước và sinh sống bình dị tại ngôi biệt thự ở đường Thành Thái, quận 5 đô thành Sài Gòn (TP.HCM ngày nay). Năm 1954 ngài mất, thi hài được rước về an táng tại khuôn viên An Lăng (lăng vua Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên.


Related

tin-tuc 3168510633501022323

Bài Đăng Mới Nhất

lazada.vn

Facebook

item